ĐỀ ÁN SẮP XẾP, BỐ TRÍ GIÁO VIÊN THỪA, THIẾU CỤC BỘ VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ ĐẾN NĂM 2025

Lượt xem:

Đọc bài viết

PHÒNG GD&ĐT VĨNH THUẬN TRƯỜNG MG TÂN THUẬN  
Số:         /ĐA-MGTTh
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc  
Tân Thuận, ngày    tháng 02 năm 2021  

ĐỀ ÁN 

SẮP XẾP, BỐ TRÍ GIÁO VIÊN THỪA, THIẾU CỤC BỘ

VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ ĐẾN NĂM 2025

 

Thực hiện Thông báo số 736/TB-VP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang thông báo kết luận của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Minh Thành tại buổi làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) để giải  quyết một số khó khăn, vướng mắc của ngành; Thông báo số 183/TB-SGDĐT ngày 25 tháng 01 năm 2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kiên Giang thông báo kết luận của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại buổi làm việc với Lãnh đạo Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố về xây dựng đề án điều chuyển giáo viên từ nơi thừa sang nơi thiếu trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2025.

Trên cơ sở đó, căn cứ thực trạng về đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Trường Mẫu giáo Tân Thuận xây dựng đề án Sắp xếp, bố trí giáo viên thừa, thiếu cục bộ và phát triển đội ngũ đến năm 2025 với những nội dung như sau:

Phần thứ I

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH

          I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

Tân Thuận là xã có địa bàn rộng với diện tích tự nhiên là 4.385.84 ha. Phía Bắc giáp xã Bình Minh; Tây giáp xã Minh Thuận; Đông giáp Thị trấn Vĩnh Thuận; Nam giáp xã Vĩnh Thuận. xã có 8 ấp với 68 tổ nhân dân tự quản. dân số có 2.555 hộ, với 9402 khẩu. Trong đó dân tộc kinh: 2.278 hộ, 8.447 khẩu, chiếm 89,16%; dân tộc Khmer 268 hộ, 928 khẩu, chiếm 10.49%; dân tộc khác có 9 hộ, 27 khẩu, chiếm 0,35%.

Địa bàn của xã có sông rạch chằng chịt, người dân cư trú phân tán dọc theo các tuyến giao thông thủy hoặc bộ.

Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục và đào tạo không ngừng phát triển về số lượng và chất lượng. Cơ sở vật chất đầu tư xây dựng theo hướng trường đạt chuẩn quốc gia. Tỷ lệ huy động học sinh ra lớp đầu cấp cao. việc duy trì sỉ số học sinh được ổn định. Tỷ lệ duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm  non đúng độ tuổi hàng năm từng bước đạt vững chắc. Địa bàn kênh rạch chằng chịt, hệ thống giao thông nông thôn từng bước hoàn chỉnh, mặt bằng dân trí ngày càng được nâng lên. Các dự án đầu tư, các chương trình phát triển kinh tế, xã hội, các đề án, quy hoạch đã được triển khai thực hiện. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 52 triệu đồng/người/năm (năm 2019) lên 57 triệu đồng/người/năm (2020). Tỷ lệ hộ nghèo từ 3,06% năm 2019, giảm xuống còn 2,53% (năm 2020). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng trong các ngành thương mại-dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp; các chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội được tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả, theo đó ưu tiên phát triển các ngành nghề trọng điểm, đồng thời mở rộng dịch vụ để thu hút các nhà đầu tư tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội; kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư xây dựng; chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt được những kết quả quan trọng, đến nay xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, quốc phòng-an ninh giữ vững ổn định, trật tự an toàn xã hội được tăng cường; công tác cải cách hành chính có nhiều tiến bộ. Sự nghiệp giáo dục, đào tạo, xây dựng trường chuẩn, chăm sóc sức khỏe nhân dân, văn hóa, thể thao, giảm nghèo, giải quyết việc làm, đền ơn đáp nghĩa có những chuyển biến tích cực.

Năm học 2020-2021, trường mẫu giáo Tân Thuận có 16 CBCCVC (TH 5, CĐ 4, ĐH 7); 4 điểm lẻ, với 8 nhóm/lớp; huy động 238 học sinh (3 tuổi 20 trẻ, 4 tuổi 55 trẻ, 5 tuổi 161 trẻ); so với năm học 2019-2020, giảm 02 trẻ.

– Toàn trường hiện có 16 cán bộ, giáo viên và nhân viên (CBQL 2, GV 12, NV 2); so với cùng kỳ năm trước giảm 2 người (giảm 2 giáo viên).  

– Nhà trường chủ động rà soát đội ngũ giáo viên, sắp xếp sĩ số học sinh/lớp nhằm đảm bảo việc bố trí cân đối số lượng biên chế được giao; ổn định về cơ cấu, phát huy hiệu quả năng lực chuyên môn của giáo viên; đảm bảo nguyên tắc “ở đâu có học sinh thì ở đó phải có giáo viên giảng dạy”. Trong năm học 2019-2020, nhà trường tuyển dụng 06 giáo viên mới đảm bảo không bị thiếu giáo viên giảng dạy.

 (kèm theo Biểu 1. TH-MN)

          II. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

– Nhà trường đã tiến hành rà soát, đánh giá đúng thực trạng cán bộ giáo viên của trường để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng hàng năm theo đúng tinh thần các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục – Đào tạo và UBND tỉnh, để góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ giáo viên.

– Đẩy mạnh thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục theo hướng hiện đại và phù hợp với mục tiêu phát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế mà Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) đã đề ra. Hàng năm, căn cứ vào sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo  và tình hình cụ thể của đơn vị, trường chỉ đạo điều chỉnh và giảm hợp lý nội dung, chương trình cho phù hợp với chỉ đạo của cấp trên, với tâm lý, sinh lý của học sinh, nhất là trẻ 5 tuổi; đặc biệt đổi mới nội dung, phương pháp, ứng dụng khoa học công nghệ vào giảng dạy trong thời gian phòng, chống dịch Covid-19;

– Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD gắn với việc triển khai đánh giá chuyên môn theo nghề nghiệp, đánh giá công chức, viên chức theo vị trí việc làm. Trong năm qua, Ngành giáo dục và đào tạo đã tổ chức triển khai, thực hiện việc đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức theo Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13/8/2020 của Chính phủ.

– Tổ chức, triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, giáo viên và nhân viên; tăng cường phân cấp quản lý và giao quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo theo Nghị định số 54/2011/NĐ-CP của Chính phủ; chính sách thu hút nguồn nhân lực theo Quyết định số 02/2015/QĐ-UBND ngày 16/01/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh; tổ chức, triển khai thực hiện tốt chính sách tinh giản biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ theo đề án 795/ĐA-UBND ngày 05/4/2018 của UBND tỉnh.

– Thực hiện quy hoạch tổng thể của đơn vị để tham mưu cấp cấp lãnh đạo để có hướng đầu tư, ổn định lâu dài, phù hợp và đạt chuẩn; phấn đấu khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy; tăng cường đầu tư cho trường công nhận lại đạt chuẩn quốc gia.

– Tiếp tục thực hiện việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động của lĩnh vực giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 16/01/2012 của Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành TW Đảng (khoá XI), việc làm này có ý nghĩa quan trọng để thúc đẩy chất lượng giáo dục.

– Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; quan tâm chỉ đạo công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, phong cách, lối sống cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục từng bước được nâng lên; việc tổ chức, triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị (Khoá XII), về đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với tổ chức quán triệt nội dung Nghị quyết TW 4 (khóa XII) về tăng cường chỉnh đốn Đảng cũng được lãnh đạo đơn vị quan tâm chỉ đạo, thực hiện, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

          III. NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ

– Việc cụ thể hóa Kế hoạch số 105-KH/UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/T và Đề án 795/ĐA-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh về tinh giản biên chế giai đoạn 2015-2021 ở đơn vị việc sắp xếp trường, lớp, điểm lẻ chưa đạt yêu cầu đề ra.

– Việc bố trí định mức giáo viên/lớp; tỉ lệ bình quân học sinh/lớp chưa phù hợp với quy định, cụ thể:

      + Trường theo định mức đối với lớp 01 buổi/ngày là 1.2 giáo viên/lớp; lớp 02 buổi/ngày là 2.2 giáo viên/lớp. Nhìn chung, trường bố trí đúng hoặc thấp hơn định mức giáo viên/lớp theo quy định (do thiếu giáo viên).

       Về định mức trẻ/lớp: trẻ ở độ tuổi: 3-4 tuổi là 20 trẻ/lớp; 4-5 tuổi là 36 trẻ/lớp; 5-6 tuổi là 35 trẻ/lớp. Tuy nhiên, trường bố trí trẻ/lớp dưới định mức quy định do số lượng trẻ trong độ tuổi trên địa bàn không đủ để bố trí đúng theo định mức.

(kèm theo Biểu 2- TH. MN)

          IV. NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ

– Đơn vị chưa sắp xếp, điều chỉnh lại quy mô lớp học, điểm lẻ để tập trung nguồn đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực.

– Tồn tại khá nhiều điểm lẻ

+ Nguyên nhân khách quan: mở nhiều điểm lẻ để thực hiện tốt công tác phổ cập và huy động trẻ 3-5 tuổi ra lớp.

      + Nguyên nhân chủ quan: chưa quyết tâm, chưa tranh thủ được sự đồng thuận của một số ít người dân do không muốn con đi học xa hơn.

– Việc bố trí tỉ lệ học sinh/lớp thấp hơn so với định mức do:

      + Nguyên nhân khách quan: Địa bàn rộng, dân cư phân tán (vùng sâu, vùng có đông đồng bào dân tộc…) nhiều điểm lẻ, không thể bố trí tỉ lệ học sinh/lớp cao hơn.

– Giáo viên thiếu: Do chưa có kế hoạch tuyển dụng giáo viên mầm non.  

Phần thứ II

SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

          I. SỰ CẦN THIẾT

Nhằm đảm bảo các điều kiện để triển khai thực hiện tốt Đề án đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo tinh thần Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội,nhất là trong điều kiện kinh tế, xã hội phát triển như hiện nay thì việc tồn tại nhiều điểm, trường nhỏ lẻ; bố trí tỉ lệ học sinh/lớp thấp hơn so với định mức quy định; thừa, thiếu giáo viên,… phải được khắc phục, nhằm phát huy tối đa hiệu quả công tác quản lý, sử dụng biên chế.

Để đạt được mục tiêu nêu trên, trường mẫu giáo Tân Thuận xây dựng đề án “Sắp xếp, bố trí giáo viên thừa, thiếu cục bộ và phát triển đội ngũ đến năm 2025

          II. CƠ SỞ PHÁP LÝ

Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội; Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày 21/11/2017 của Quốc hội điều chỉnh lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội; Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;

– Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24/01/2018 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII); Kế hoạch số 105/KH-UBND ngày 07/6/2018 của UBND tỉnh Kiên Giang thực hiện Chương trình hành động số 38-CTr/TU ngày 11-4-2018 của Tỉnh ủy Kiên Giang thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25-10-2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập; Đề án số 795/ĐA-UBND ngày 05/4/2018 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc tinh giản biên chế giai đoạn 2015-2021;

– Kế hoạch số 119/KH-UBND ngày 14/8/2020 của UBND tỉnh Kiên Giang thực hiện Kết luận số 51-KL/TW ngày 30-5-2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

Thông tư số 32-TT/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục phổ thông, áp dụng từ năm học 2020-2021;

– Quyết định 218/QĐ-UBND ngày 29/01/2019 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển Giáo dục Mầm non, giai đoạn 2018-2025; Kế hoạch số 87/KH-UBND ngày 29/5/2019 của UBND tỉnh Kiên Giang về đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, giai đoạn 2018-2025;

Phần thứ III:

QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

          I. MỤC TIÊU

– Tiếp tục hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường, lớp để làm cơ sở cho việc ghép điểm lẻ (số lớp học ít).  

– Bố trí lại sỉ số học sinh/lớp đảm bảo theo quy định, chỉ chấp nhận ở những nơi khó khăn, cách trở không thể bố trí được.

– Sắp xếp, điều chỉnh, bố trí hợp lý số lượng giáo viên thiếu. Phấn đấu đến năm 2025 không còn tình trạng thiếu giáo viên như hiện nay.

          III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

Trong giai đoạn hiện nay, nhất là điều kiện kinh tế, xã hội phát triển; điều kiện đi lại của con em nhân dân có nhiều thuận lợi thì việc tồn tại nhiều điểm lẻ là không phù hợp, gây nhiều khó khăn trong việc đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; hạn chế trong việc nâng cao chất lượng giáo dục; học sinh học điểm lẻ sẽ không có điều kiện thụ hưởng chất lượng giáo dục như học ở điểm chính,…Để thực hiện tốt chủ trương rà soát, sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế, trong đó có thực hiện rà soát sắp xếp lại trường, lớp phù hợp với yêu cầu thực tế, các sở, ngành liên quan và các huyện, thành phố chỉ đạo, thực hiện tốt một số giải pháp sau:

1. Rà soát, sắp xếp kiện toàn, tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập

– Rà soát chức năng, nhiệm vụ, tiếp tục hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường, lớp để làm cơ sở cho việc ghép diểm lẻ (số lớp học sinh ít);  

Rà soát, sắp xếp, các điểm lẻ không còn phù hợp, trên tinh thần đảm bảo, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đến trường (trong đó phải làm tốt công tác tuyên truyền, đối thoại, vận động để người dân hiểu được lợi ích của việc xóa điểm lẻ tập trung về điểm chính nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, học sinh được hưởng lợi chất lượng giáo dục của trường chính đem lại).

– Bố trí sỉ số học sinh/lớp với mức tỉ lệ cao nhất, đảm bảo phù hợp theo quy định. Những trường hợp đặc biệt phải bố trí tỉ lệ học sinh/lớp thấp hơn mức quy định, thì tham mưu phòng Giáo dục và Đào tạo báo cáo giải trình cụ thể với UBND cấp huyện.

– Rà soát, bố trí lại định mức cán bộ quản lý, tỉ lệ giáo viên/lớp, nhân viên trong đơn vị; không để xảy ra tình trạng bố trí cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên vượt định mức quy định hiện hành.

2. Có kế hoạch sắp xếp, điều chỉnh, bố trí hợp lý số lượng giáo viên thừa thiếu cục bộ

– Thực hiện điều chuyển giáo viên giữa các lớp để đảm bảo số lượng người làm việc ở các vị trí việc làm theo đề án đã xây dựng và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Năm học 2021-2022, trường có 1 điểm chính; 4 điểm lẻ, với 9 lớp; huy động 270 học sinh ( 2 tuổi 15  ;3 tuổi  25 trẻ; 4 tuổi 30, 5 tuổi  200); so với năm học 2020-2021, tăng 1 lớp; tăng 32 học sinh.

+ Theo kế hoạch biên chế của đơn vị, năm học 2021-2022, tổng nhu cầu biên chế là 21 tăng 03 biên chế so biên chế giao năm 2020. Như vậy trường mẫu giáo Tân Thuận còn thiếu đề nghị UBND tỉnh bổ sung thêm 03 biên chế.

(kèm theo Biểu 3. TH-MN)

– Thực hiện điều chuyển giáo viên thừa, thiếu cục bộ giữa các cấp học, ngành học trong cùng địa phương sao cho đảm bảo số lượng người làm việc ở các vị trí việc làm theo đề án đã xây dựng và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

          – Biên chế giao năm 2020-2021: 18 

          – Biên chế hiện có mặt: 16      

          – Định mức biên chế năm học 2021-2022: 21

          – Thừa, thiếu nhân sự:

          + Thiếu 01 Phó Hiệu trưởng.

          + Thiếu 4 giáo viên.

          – Nhu cầu tăng, giảm biên chế: Tăng 03 biên chế.

3. Quản lý biên chế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

– Xem xét bổ sung cho các đơn vị còn thiếu, nhất là biên chế ngành học mầm non.

– Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu theo Luật Giáo dục năm 2019 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2020); bố trí, sử dụng hợp lý, hiệu quả đội ngũ viên chức.

– Tiếp tục triển khai thực hiện tinh giản biên chế đến năm 2025 theo tinh thần Nghị định số 143/2020/ NĐ-CP ngày 10/12/2020 của Chính phủ, sửa đổi, bổ sung mội số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế và Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31/8/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của chính phủ về chính sách tinh giản biên chế.

– Thực hiện nghiêm việc đánh giá, phân loại viên chức hằng năm theo quy định hiện hành để đưa ra khỏi bộ máy nhà nước những người 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ (xây dựng kế hoạch thực hiện đến năm 2025).

4. Hoàn thiện cơ chế chính sách

– Đổi mới cơ chế phân bổ nguồn lực, quản lý, cấp phát ngân sách nhà nước theo hướng tự chủ cho các đơn vị; phân loại các đơn vị sự nghiệp công lập theo mức độ tự chủ khác nhau về tài chính; xem xét, chuyển  một số đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm một phần chi thường xuyên sang tự chủ hoàn toàn về kinh phí hoạt động.

– Thực hiện tốt chính sách tinh giản biên chế, gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập; nhất là các đối tượng không đảm bảo tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ; dôi dư nhưng không đủ điều kiện để đào tạo lại, phân công đảm nhiệm vị trí việc làm khác hoặc không hoàn thành nhiệm vụ được giao.

5. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước

– Tiếp tục đẩy mạnh việc phân cấp, giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng phân định rõ việc quản lý nhà nước với quản trị đơn vị sự nghiệp công lập; xây dựng tiêu chí phân loại các đơn vị sự nghiệp công lập, tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ; hệ thống tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp những người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập; lấy kết quả thực hiện tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy hàng năm là một trong những tiêu chí để đánh giá, xếp loại kết quả công tác của người đứng đầu cấp ủy, đơn vị sự nghiệp công lập.

– Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, cố tình né tránh hoặc không thực hiện nhiệm vụ được giao cho trong đơn vị sự nghiệp công lập.

          IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Tổng kinh phí để thực hiện đề án là triệu đồng, trong đó:

1. Kinh phí từ nguồn Xã hội hóa giáo dục: do cá nhân tự đóng góp (đi học tự túc) để đảm bảo theo quy định Luật Giáo dục năm 2019): 78 triệu đồng; bình quân mỗi năm khoảng 16 triệu đồng

2. Kinh phí xây dựng theo dự toán hàng năm của đơn vị: 30 triệu đồng, trong đó:

       + Kinh phí thực hiện việc đào tạo, đào tạo lại giáo viên: 60 triệu đồng; bình quân mỗi năm khoản 10 triệu đồng.

(kèm theo Biểu 04)

Phần thứ IV:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đối với các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường

– Tiếp tục triển khai, quán triệt Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Chương trình hành động số 38-Tr/TU ngày 11/4/2018 của Tỉnh ủy và Kế hoạch số 105/KH-UBND ngày 07/6/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh đến từng cán bộ, viên chức, giáo viên và phụ huynh học sinh trên địa bàn.

– Khẩn trương xây dựng đề án của đơn vị để thực hiện tốt các giải pháp nêu trên; sắp xếp lại mạng lưới trường, lớp, giảm điểm lẻ, bố trí lại học sinh/lớp một cách hợp lý, hiệu quả, phù hợp với quy định và tình hình phát triển giáo dục của địa phương, thực hiện vào đầu năm học 2021-2022.

– Đề xuất cấp có thẩm quyền bổ sung biên chế giáo viên mầm non để nhằm đảm bảo việc huy động trẻ ra lớp theo quy định. 

– Chủ động có kế hoạch thực hiện đảm bảo lộ trình tinh giản biên chế theo Đề án số 795/ĐA-UBND ngày 05/4/2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giai đoạn 2015-2021 đã đề ra đến năm 2021 và Nghị định số 143/2020/ NĐ-CP ngày 10/12/2020 của Chính phủ, sửa đổi, bổ sung mội số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 và Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31/8/2018 của Chính phủ đến năm 2025 và năm 2030./.

Nơi nhận:                                            – Phòng GD&ĐT Vĩnh Thuận; – TTGV trường; – Lưu: VT.                      HIỆU TRƯỞNG